Tuesday, December 28, 2010

X-mas party with Leontine's family













Ngày 26/12 mấy PhD students được Leontine mời đến nhà ăn tối. Mình thì không phải là sinh viên hướng dẫn của bà ấy mà chỉ là được mời ké chị Hà, Bambang và Shaheen thôi :-)

Monday, December 27, 2010

Có yêu anh, hãy trông vào Tổ quốc

Một huyện ở vùng đất tận chót mũi Cà Mau mang tên người Anh hùng liệt sĩ Phan Ngọc Hiển - người con của xứ Cần Thơ. Nhiều trường học, đường phố ở TP Cần Thơ và Cà Mau mang tên anh. Cái vinh dự đó ít người có được. Sinh ra tại thành phố Cần Thơ năm 1910, người trai đất Tây đô Phan Ngọc Hiển sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống cùng anh trai Phan Văn Thới và chị gái Phan Kim Sa. Vốn thông minh hiếu học, Phan Ngọc Hiển được người cậu nuôi cho ăn học. Chính người cậu đã nhìn thấy ở chàng trai Hiển cháu mình một tương lai nào đó tốt đẹp đang chờ đón ở phía trước. Hai mươi tuổi tốt nghiệp Trung học Sư phạm, Phan Ngọc Hiển vào đời bằng nghề dạy học, nhưng từ ngày còn trên giảng đường, đặc biệt việc anh tham gia phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh, anh đã bị mật thám Pháp bí mật theo dõi nên khi ra đi dạy học, anh đã bị chúng truy nã về tội "hoạt động cách mạng". Nuôi chí lớn, Phan Ngọc Hiển rời Sài Gòn về Cần Thơ và cuối cùng đến Rạch Gốc tận cùng Cà Mau, nơi rừng thiêng thú dữ mở trường dạy học và hoạt động cách mạng tại vùng đất Mũi. Tại vùng đất tận cùng Tổ quốc này, Phan Ngọc Hiển là thầy giáo trẻ mẫu mực được đồng bào tin yêu bởi chí hướng và tư tưởng yêu nước của anh được truyền sang cho các học trò và bà con đất Mũi.

Câu chuyện tình cảm động
Một chuyện tình đẹp giữa người thầy giáo và cô gái đất Mũi đã được kể đến tận bây giờ. Ấp Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển là nơi người phụ nữ đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời Phan Ngọc Hiển hiện đang sống. Bà Nguyễn Thị Quýt ngồi đây nhớ về những kỷ niệm của mối tình cao cả với người thanh niên cùng lý tưởng cách mạng năm xưa. Tình thầy trò, rồi tình thương đồng chí đồng đội, sự đồng cảm trước cuộc đời đã đưa họ đến với nhau. Những ngày gây dựng cơ sở trên đảo Hòn Khoai cùng những kỷ niệm về mối tình đầu đẹp đẽ ấy không phai trong ký ức người đàn bà ngoài 90 tuổi. Chiếc vòng cẩm thạch kỷ vật của thầy giáo Hiển tặng khi chia tay ra Hòn Khoai được bà cất giữ như một báu vật thiêng liêng qua bao nhiêu biến cố thời gian... Bây giờ chiếc vòng ấy được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ...
Bài thơ tình anh viết tặng người con gái đất Mũi ấy có cái gì như là một tiên liệu về cuộc đời chiến sĩ trên đường tranh đấu:

Anh không thể nào lưu luyến lại đây với em mãi
Em yêu anh sao bằng hai lăm triệu đồng bào
Nếu ngày nào đời anh là đời đau khổ
Một mình em không thể an ủi được lòng
Thôi đi em
Có yêu anh hãy trông vào Tổ quốc
Có nhớ đến anh hãy ngó lại đồng bào...

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - đứa con của quê hương đất Mũi bảo: Ông ấy đã hiến dâng đến tận cùng. Nếu mà có gia đình chắc còn để khổ cho người thân, vậy cho nên ông đã gác lại chuyện tình riêng, một mối tình tuyệt đẹp với cô gái cùng chung lý tưởng để ra đảo Hòn Khoai lãnh đạo khởi nghĩa và đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn tuổi ba mươi...70 năm đã qua, những người cuối cùng của sự kiện Hòn Khoai ấy đã qua tuổi "cửu thập" nhưng những ngày tháng hào hùng ấy và tấm gương về cuộc đời tranh đấu, hy sinh của thầy giáo Phan Ngọc Hiển thì còn mãi được kể bởi những thế hệ nối tiếp, và như thế, chúng ta tin ngọn hải đăng trên đảo ấy vẫn sáng mãi đến ngàn sau.

Thursday, December 23, 2010

Monday, December 20, 2010

Mùa đông ở Wageningen





Mùa đông đến sớm, cảnh tuyết nhìn từ phòng 20B-003 Bornsesteeg 1

Cảnh này cũng đẹp, ngồi ngắm từ office room 3019 Leewenborch

20/12, dân tình lác đác nghỉ Christmas. Hai chị em rủ nhau đi ra ngoài chụp ảnh tuyết và shopping



In front of Leewenborch








Hôm nay trời đẹp thật, -8 độ nhưng có nắng, tuyết trắng nắng vàng

Bến xe bus cạnh Leewenborch

Cây tuyết



Monday, December 6, 2010