Saturday, February 21, 2009

Indonesia trip- Feb 2009

TARAKAN, 16-20 Feb 2009

P2160017
Lang thang ở Sân bay Changi, Singapore. Đây là bức ảnh chụp ở Terminal 3, trước đây mình chưa đến chổ này bao giờ mà mới đến Terminal 2 và vẫn nghĩ nó chỉ có như vậy. Nhưng hóa ra sân bay này có 3 terminals và mỗi một cái thì to, đẹp và hiện đại gấp 10 lần sân bay Nội Bài (không ngoa tý nào). Đi lại giữa các terminals này là hệ thống Skytrain chạy suốt ngày đêm, cứ 2 phút một chuyến.
P2160019
8h sáng bay từ Singapore trên chiếc Airbus 319 của Silkair (regional wings of Singapore Airlines). 10h sáng 16 Feb có mặt ở sân bay quốc tế ở Balikpapan , đây là sân bay lớn nhất của East Kalimantan. Cúng đại loại như sân bay Tân Sơn Nhất của mình, kể cả cái nắng nóng ở đây. Khi làm thủ tục hải quan, cái cô thu tiền không để ý nên thu của mình 25 USD, nhưng sau đó cán bộ hải quan phát hiện ra nên được trả lại tiền. Chẳng là "Southeast Asia" được miễn mà, chỉ được đóng một cái dấu vào hộ chiếu thôi.
P2160021
15h ngày 16 Feb bay luôn đi Tarakan bằng máy bay của hàng không Mandala. Cũng là một chiếc Airbus còn mới tinh. Đây là một trong 7 hãng hàng không của Indonesia mở các đường bay nội địa từ Tarakan. Mãi sau mới biết tất cả các hãng này đều bị cấm bay vào Europe vì không đảm bảo an toàn và an ninh. Hú vía....nhưng dù sao cũng đã hoàn thành cả 2 chuyến đi và về bằng máy bay của Indonesia rồi.
P2160022
16h có mặt ở Sân bay Jawata ở Tarakan, bé tẹo và nhếch nhác y như Sân bay Cà Mau. Băng chuyền hành lý chuẩn bị vận hành thì mất điện
P2160026
Sau khi nhận phòng ở KS Makmur, Rini đưa hai thầy trò đến nhà một ông shrimp farmer mà nó đang ở nhờ. Đây là bức ảnh chụp cùng bà vợ 3 và mấy đứa con của ông ấy. Sẽ có cả một câu chuyện dài về ông nông dân có lẽ là "The most influenced shrimp farmer in Tarakan" này. Tarakan là một thành phố nhỏ của East Kalimantan, có lẽ còn xấu hơn Cà Mau city nữa.
P2160027
Chụp ảnh với mẹ và con gái của Rini. Khổ, cô bạn cứ tha lôi cả bầy đoàn đi thực địa từ khi con bé mới được 7 tháng tuổi.

Mạng internet ở Indonesia cũng lẹt đẹt lắm nên mãi mà chỉ upload được ngần này ảnh.

Will be continued....

Thursday, February 12, 2009

Hoa Valentine

P2130012
Mẹ trổ tài cắm hoa
Trường phái "lộn xộn", nhưng dù sao cũng là hoa Valentine của mẹ

Monday, February 9, 2009

Tranh tặng mẹ

P2090054

Hôm qua đi học về Mốc bảo mẹ: “Con tặng mẹ bức tranh này vì mẹ chăm sóc con nhiều quá. Mẹ cho vào trong ví, để trong cặp, đi họp thì khoe với mọi người đây là con trai tôi cho tôi”

Sunday, February 8, 2009

Dự thảo Bộ chuẩn phát triển cho trẻ năm tuổi...Ôi trời!!!

Lĩnh vực phát triển thể chất

a) Bật xa tối thiểu 50cm bằng hai chân;
b) Nhảy xuống từ độ cao 40cm và tiếp đất an toàn;
c) Ném và bắt được bóng (đường kính 15cm) bằng hai tay;
d) Trèo lên và xuống được ít nhất 5 bậc thang luân phiên từng chân;
đ) Chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây;
e) Chạy liên tục 150m không tính thời gian (không bỏ cuộc giữa chừng).

a) Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi được chân theo yêu cầu;
b) Đi giật lùi được ít nhất 5m theo hướng thẳng;
c) Đi được thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,35 x 0,25 cm).

a) Cài và mở được cúc áo;
b) Tô màu được hình có chi tiết nhỏ ( tô kín, không chờm ra ngoài nét vẽ);
c) Cắt được theo đường thẳng và cong của các hình đơn giản;
d) Dán các hình chi tiết vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn;
đ) Cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi;
e) Rót nước vào cốc không làm đổ ra ngoài.

a) Biết một số hoạt động của bản thân trẻ trong sinh hoạt hàng ngày có lợi cho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể (VD: đánh răng, tắm rửa, ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục…);

b) Kể được tên một số thực phẩm (hoặc món ăn) cần có trong bữa ăn hàng ngày;

c) Biết một số hành vi ăn uống có hại cho sức khỏe (ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn không vệ sinh, ăn rau quả chưa rửa sạch, uống nước lã);

d) Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc;

e) Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.

a) Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;
b) Có thói quen rửa mặt, đánh răng hàng ngày;
d) Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết;
e) Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.

a) Biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm;

b) Nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm (dao, đinh, kim tiêm, ổ điện, diêm, bật lửa, phích nước sôi…) ;

c) Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;

d) Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.

Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội

a) Nói được họ và tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố, mẹ của mình;
b) Biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp;
c) Nói được khả năng của bản thân (những việc có thể làm được, không thể làm được);
d) Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân.

a) Chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao;
b) Hài lòng khi hoàn thành công việc;

c) Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cho giờ học, trực nhật lớp...);

d) Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân.

a) Nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của người khác;

b) Biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ;
c) Biết an ủi hoặc chia vui với người thân và bạn bè;

d) Quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng trong thiên nhiên (đời sống của động vật, thực vật và sự thay đổi của chúng);

đ) Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc;
e) Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;
g) Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực (ăn vạ, gào khóc, ném đồ chơi...).

a) Dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi;
b) Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;
c) Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm và đồ chơi với bạn;
d) Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn;
đ) Có nhóm bạn chơi thường xuyên;
e) Tuân theo thứ tự luân phiên khi tham gia vào các hoạt động.

a) Biết lắng nghe ý kiến của bạn;
b) Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn;
c) Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận sự thỏa hiệp);
d) Chấp nhận sự phân công của nhóm;
đ) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.

a) Biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào;
b) Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi...;
c) Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;
d) Biết được một số hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường;
đ) Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước...).

a) Nói được khả năng và sở thích của người khác;
b) Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (về sở thích, nhu cầu, những khiếm khuyết về cơ thể...);
c) Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

a) Phân biệt được sắc thái của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi;
b) Hiểu và đáp lại lời nói của người khác;
c) Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi ( đồ chơi, hoa, quả, vật nuôi trong nhà…);
e) Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao... dành cho trẻ.

a) Phát âm rõ ràng;
b) Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày;
c) Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp: câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh;
d) Lời nói bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;
đ) Biết sử dụng lời nói để thỏa thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động vui chơi;
e) Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được;
g) Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự.

a) Biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau (nói gây sự chú ý hoặc hỏi một câu);
b) Biết điều chỉnh giọng nói (giọng điệu và tốc độ) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;
c) Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;
d) Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác);
đ) Biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói;
e) Biết sử dụng một số từ: chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;
g) Không nói tục, chửi bậy.

a) Biết sử dụng một số ký hiệu, biểu tượng như tranh ảnh, chữ viết, số... trong sinh hoạt hàng ngày;
b) Nhận biết được các phần của sách truyện (tên quyển truyện, phần mở đầu, kết thúc truyện, trang bìa, trang sách);
c) “Đọc vẹt” theo truyện đã được nghe nhiều lần;
d) Kể được nội dung câu chuyện đơn giản dựa vào tranh minh hoạ và kinh nghiệm của bản thân;
đ) Thích đọc những chữ đã biết có ở môi trường xung quanh;
e) Thể hiện sự thích thú với sách (tìm kiếm sách để xem, yêu cầu người khác đọc cho nghe, thích đọc theo người lớn, tham gia „đọc“ sách cùng với bạn);
g) Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.

a) Biết được rằng chữ viết có thể thay thế cho lời nói và các chữ viết ra có thể đọc được;
b) Có thể vẽ lại sự việc nào đó theo ý thích trong câu chuyện đã được nghe kể;
c) Bắt chước hành vi viết và sao chép những chữ cái, từ đơn giản xung quanh;
d) Tự “viết” được đúng tên của mình;
đ) Thích sử dụng các dụng cụ viết khác nhau để viết, vẽ tranh.

a) Nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt;
b) Phát âm đúng phiên âm của các chữ cái tiếng Việt;
c) Biết hướng đọc và viết theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

Lĩnh vực phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học

a) Biết được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày;
b) Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (điểm vui chơi, trường học, chợ, bệnh viện hoặc trung tâm y tế…);
c) Nói được nghề nghiệp và nơi làm việc của bố mẹ.

a) Chia nhóm cây cối, con vật và đặt tên theo đặc điểm chung;
b) Biết thứ tự các giai đoạn phát triển cơ bản của cây (VD: hạt--> nảy mầm--> cây--> ra hoa--> có quả), con vật (VD: trứng gà --> gà con --> gà trưởng thành);
c) Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa (xuân, hè, thu, đông) trong năm;
d) Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra.

a) Nghe và cảm nhận được giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát/bản nhạc;
b) Hát đúng giai điệu những bài hát đơn giản, thích tham gia vào các hoạt động biểu diễn;
c) Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp (vỗ tay, lắc lư, nhún nhảy....) với nhịp điệu của bài hát, bản nhạc;
d) Thể hiện cảm xúc (sờ, ngắm nhìn, ngạc nhiên, sung sướng…) trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình;
đ) Biết sử dụng các phương tiện, vật liệu khác nhau để tạo hình một sản phẩm đơn giản;
e) Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.

a) Đếm được ít nhất 10 đối tượng;
b) Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh;
c) Đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng một đơn vị đo nào đó (gang tay, bước chân, thước) và nói kết quả.

a) Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu;
b) Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác;

a) Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;
b) Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày;
c) Nói được ngày trên lốc lịch và giờ (chẵn giờ - VD: 1 giờ, 2 giờ ...) trên đồng hồ.

a) Hay đặt các câu hỏi;
b) Tìm cách khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

a) Tập trung chú ý trong khoảng 10 - 15 phút
b) Thực hiện đến cùng công việc được giao;

a) Nói được mối liên hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày (VD: Nếu đi ngoài nắng không đội mũ thì dễ bị ốm; nếu uống nước bẩn thì sẽ bị đau bụng ...);

b) Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại;

c) Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc (VD: sắp xếp màu, hình trang trí: Xanh - đỏ - vàng - Xanh - đỏ - vàng; hình to nhất - nhỏ hơn - nhỏ nhất; sắp xếp âm thanh theo mức độ to, nhỏ: hát to - hát vừa - hát nhỏ; ...).

a) Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi ( VD: sử dụng cán chổi để làm ngựa phi, dùng chiếu, chăn để làm nhà, lều ...) hoặc trong tạo hình (vẽ, nặn các vật theo ý tưởng riêng ...), âm nhạc (vận động mô phỏng theo bài hát, đặt lời mới theo nhạc bài hát quen thuộc ...);

b) Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết (hành động, lời nói của nhân vật, mở đầu, kết thúc của câu chuyện ...) một cách hợp lý.

(Nguồn: Bộ GD-ĐT)

Monday, February 2, 2009

Đi chợ Viềng đầu năm

Đầu năm đi chợ Viềng cầu may. Thực ra có 2 chợ Viềng, một là chợ Viềng ở Chợ Chùa, huyện Nam Trực và một ở Chợ Phủ, huyện Vụ Bản. Nhưng theo như các cụ ở Cổ Lễ thì chợ Viềng ở Chợ Chùa mới là chính gốc, còn chợ Viềng ở Vụ Bản chỉ là chợ "ăn theo" Phủ Dầy mà thôi, vì vậy người ta còn gọi là Chợ Viềng Phủ.

Sáng mùng 7 Tết cả đám kéo nhau về Cổ Lễ ăn trưa nhà bà nội, sau đó đi chùa Cổ Lễ.

P2010015

P2010016

P2010017

P2010019

P2010020
.....và 5h chiều đã có mặt ở Chợ Viềng Chợ Chùa. Sản phẩm ở đây chủ yếu là cây cảnh và đồ cũ, đồ cổ như bát chén và các đồ thờ cúng.
Đường vào chợ Viềng (phải gửi ôtô từ ngoài xa và đi bộ vào)

P2010028

P2010032

P2010036

P2010037

P2010038

P2010040

P2010042

P2010043
Bên các chậu cây cảnh trưng bày của các cụ trong hội sinh vật cảnh. Đây là vùng nổi tiếng về cây cảnh mà. Đẹp...

P2010044

P2010047

P2010048

P2010051

Ngoài 2 cây lộc vừng và tùng kim, nhà mình còn mua được mấy cái bát cổ (nghe đâu là từ đời Đường, mà có 50.000 đồng ), gọi là đầu năm mua bát để "có bát ăn, bát để".

Chúc một năm mới nhiều may mắn!