Hôm đó khoảng gần 11h30 ghe về đến nơi. Mình biết được là do các chị ấy lục tục gọi nhau và chuẩn bị đồ đạc cho công việc lựa cá sắp bắt đầu. Cánh đàn ông sau khi thu cá ở các miệng đáy ngoài biển sẽ có nhiệm vụ khiêng từng sọt cá to đổ ra sàn gỗ rộng được làm ngay sát mép sông. Đèn điện được thắp sáng chưng để giúp cho việc lựa cá được dễ dàng. Chị em, bao gồm cả trẻ em gái tất cả đều sẵn sàng cho công việc một cách gấp gáp. Nhìn đống cá, tôm, mực lẫn lộn mà phát ngán. Do mắt lưới nhỏ nên hầu hết là tôm cá nhỏ. Nhiều nhất là con ruốc (bé tẹo tèo teo), rồi đến cá khoai (loại này ăn lẩu hoặc nấu canh chua, nhưng mà mình không thích lắm vì thịt của nó cứ nhũn nhũn). Sau đó là tôm các loại (đến giờ mình mới biết là có nhiều loài tôm đến như vậy), rồi một ít mực và một số loại cá khác. Có một loài mình biết đó là cá hú vì hồi trước ở Pleiku hay được ăn con này (mang từ biển Quy Nhơn lên). Nhưng mình nhớ con này bự lắm, có khi đến cả ký một con (thường được xay và rán chả ), vậy mà ở đây cá hú bé tẹo, như là chỉ vừa mới sinh thôi. Thì mắt lưới nhỏ thế mà lại.
Nhiệm vụ của các chị là phải lựa riêng cá khoai, tôm các loại ra khỏi đống ruốc và cá tạp nhỏ xíu đó. Làm được hết đống công việc đó cũng đã đến 2,3h sáng rồi. Sáng hôm sau các chị ấy phải có nhiệm vụ bán hàng hoặc phơi phóng nữa. Tôm to to một chút là có giá trị nhất, cũng chỉ vài chục ngàn một ký. Cá khoai ở đây chỉ có 7-8 ngàn đồng, còn cái đống ruốc và cá nhỏ tạp thì được xếp chung vào một loại gọi là cá phân và được bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc với giá 400 đến 500 đồng/kg. Đúng là tài nguyên thiên nhiên và sức lao động đã bị định giá quá thấp!
A thi ra em dang o trong do a. co vao Can Tho khong? cho anh gui loi cac chien huu nhe. Da thi an ca noc chua?
ReplyDelete